image banner
image banner
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tháng: 1
  • Tất cả: 1
KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHUYỂN ĐỔI SỐ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MỘC HÓA NĂM 2023

Thực hiện Kế hoạch số 255/KH-UBND ngày 14/02/2023 về thực hiện chuyển đổi số trên địa bàn huyện Mộc Hóa năm 2023, trong đó đề ra các mục tiêu cụ thể để triển khai thực hiện. Đến nay, các mục tiêu trọng tâm của Ban Chỉ đạo đề ra trong năm 2023 được tập trung triển khai thực hiện và hoàn thành 13/14 chỉ tiêu đề ra, trong đó có 02/14 chỉ tiêu chưa có cơ sở đánh giá tại địa phương (Tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nền tảng số đạt 30%; Tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng hợp đồng điện tử đạt 50%); 01/14 chỉ tiêu chưa đạt (Tỷ lệ UBND các xã, thị trấn có trang thông tin điện tử đạt 100%).

Tỷ lệ người dân có điện thoại thông minh trên địa bàn huyện đạt trên 85% (8.994/8.950 hộ); tỷ lệ hộ gia đình có đường Internet cáp quang băng rộng đạt 75%. Huyện đang phối hợp các doanh nghiệp viễn thông rà soát, xây dựng kế hoạch phát triển viễn thông trên địa bàn huyện năm 2023. Chỉ đạo Phòng Văn hóa và Thông tin phối hợp các xã, thị trấn rà soát, thống kê số hộ gia đình chưa có điện thoại thông minh trên địa bàn huyện để có giải pháp triển khai phù hợp trong thời gian tới. Hạ tầng số trong cơ quan Nhà nước cơ bản đáp ứng yêu cầu trong xây dựng Chính quyền điện tử, hướng tới Chính quyền số. 100% cơ quan chuyên môn, UBND các xã, thị trấn triển khai đồng bộ mạng truyền số liệu chuyên dùng. 100% cán bộ, công chức các cấp được trang bị máy tính. 100% cơ quan chuyên môn, UBND các xã, thị trấn triển khai mạng nội bộ. Triển khai mua sắm, từng bước thay thế máy tính cũ, cấu hình thấp chưa đáp ứng nhu cầu công việc. Hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến đáp ứng kết nối 2 chiều với công nghệ hiện đại, chất lượng hình ảnh đạt chuẩn HD, 07/07 xã, thị trấn đã triển khai hội nghị trực tuyến 2 chiều.

Duy trì khai thác dữ liệu đã được đưa vào Kho cơ sở dữ liệu dùng chung của tỉnh. Tiếp tục triển khai Kế hoạch số 800/KH-UBND ngày 16/3/2022 của UBND tỉnh thực hiện Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06). Tập trung triển khai kết nối, chia sẻ Cơ sở dữ liệu dân cư phục vụ giải quyết thủ tục hành chính; thí điểm sử dụng căn cước công dân gắn chíp để khám, chữa bệnh tại các cơ sở khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế; triển khai làm sạch dữ liệu dân cư; triển khai cấp thẻ căn cước công dân và định danh điện tử cho công dân trên địa bàn huyện; triển khai các dịch vụ công thiết yếu. Phối hợp rà soát Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của tỉnh (Hệ thống thông tin một cửa điện tử và Cổng Dịch vụ công của tỉnh) đảm bảo các yêu cầu theo Công văn 1552/BTTTT-THH ngày 26/4/2022 của Bộ Thông tin và Truyền thông và đã được kiểm tra, đánh giá đảm bảo an ninh an toàn hệ thống theo các yêu cầu, được Tổ Công tác triển khai Đề án 06 xác nhận hoàn thành tại Công văn số 8402/TCTTKĐA ngày 02/12/2022. Hoàn thành triển khai kết nối chính thức Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của tỉnh với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.  Tiếp tục đẩy nhanh tiến độ thực hiện chuẩn hóa dữ liệu hộ tịch; số hóa dữ liệu chứng thực trên địa bàn huyện tại Công văn số 1224/UBND-NCTCD ngày 22/02/2023 của UBND tỉnh; tập trung thực hiện kết nối, chia sẻ dữ liệu phục vụ giải quyết thủ tục hành chính, khai thác hiệu quả dữ liệu từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư trong giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công tại Công văn số 658/UBND-THKSTTHC ngày 01/02/2023 của UBND tỉnh.    

Tiếp tục duy trì sử dụng các nền tảng số đã triển khai: Nền tảng Quản lý tiêm chủng tại các đơn vị, cơ sở y tế; Nền tảng hóa đơn điện tử triển khai tại các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, hộ kinh doanh; Nền tảng chính quyền số cấp xã phục vụ công tác quản lý, điều hành các hoạt động của UBND các xã, thị trấn trên môi trường số...

Hiện nay có 01 công chức kiêm nhiệm CNTT tại Văn phòng HĐND và UBND huyện và 01 công chức tham mưu quản lý về công tác Thông tin và Truyền thông tại Phòng Văn hóa và Thông tin.  Duy trì, đẩy mạnh hoạt động của các Tổ công nghệ số cộng đồng, hướng dẫn, hỗ trợ người dân tiếp cận, sử dụng các nền tảng số, dịch vụ số, sử dụng dịch vụ công trực tuyến.

Cài đặt phần mềm phòng, chống mã độc, đảm bảo duy trì kết nối, chia sẻ thông tin, dữ liệu thống kê tình hình lây nhiễm mã độc với hệ thống kỹ thuật của Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia, kịp thời thông tin tình hình lây nhiễm và xử lý, bóc gỡ mã độc khi phát hiện.

 Tiếp tục triển khai sử dụng các ứng dụng khai thác các dịch vụ đô thị thông minh của Trung tâm Điều hành thông minh (IOC) gồm: Nền tảng công dân số "Long An Số" phục vụ cho người dân, doanh nghiệp. Triển khai, duy trì vận hành hiệu quả các ứng dụng dùng chung của tỉnh như: Phần mềm Quản lý văn bản và điều hành; Phần mềm một cửa điện tử; Thư điện tử công vụ (@longan.gov.vn) và các phần mềm chuyên ngành khác tiếp tục được khai thác phục vụ tác nghiệp, quản lý dữ liệu, tiêu biểu: Phần mềm quản lý cán bộ, công chức, viên chức (tỉnh đang rà soát cập nhật, chỉnh sửa, nâng cấp phần mềm của tỉnh để đồng bộ dữ liệu về hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia); Quản lý đất đai ViLIS; Tra cứu thông tin quy hoạch đến từng thửa đất; Chương trình Quản lý ngân sách và kho bạc TABMIS; Dịch vụ khai thuế, nộp thuế điện tử; Dịch vụ công trực tuyến của Kho bạc Nhà nước; Đăng ký và quản lý hộ tịch; Quản lý lý lịch tư pháp dùng chung; Hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về khiếu nại, tố cáo... Trang thông tin điện tử của huyện vận hành ổn định, chủ yếu cung cấp thông tin cơ bản theo quy định phục vụ người dân, doanh nghiệp và hoạt động chỉ đạo điều hành như: Thông tin giới thiệu - liên hệ, tin tức - sự kiện, lịch làm việc lãnh đạo - lịch tiếp công dân, đăng tải văn bản pháp luật, thông báo, kế hoạch và một số thông tin chuyên ngành khác...

Tiếp tục triển khai các hoạt động thúc đẩy phát triển kinh tế số theo Kế hoạch số 1563/KH-UBND ngày 27/5/2022 của UBND tỉnh thực hiện Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, cụ thể: Triển khai Kế hoạch số 856/KH-UBND ngày 21/3/2022 của UBND tỉnh thực hiện Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Long An. Triển khai Chương trình số 930/CTr-UBND ngày 28/3/2022 của UBND tỉnh triển khai Đề án xác định Chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp và hỗ trợ thúc đẩy doanh nghiệp chuyển đổi số, phát triển kinh tế số. Tuyên truyền, khuyến khích các doanh nghiệp tham gia đánh giá mức độ chuyển đổi số trên Cổng thông tin DBI (https://dbi.gov.vn) và tham gia các hội nghị về chuyển đổi số doanh nghiệp, thương mại điện tử do Bộ, ngành, hiệp hội tổ chức.  Triển khai hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp đưa sản phẩm lên sàn thương mại điện tử, thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh. Đôn đốc các doanh nghiệp quản lý sàn giao dịch điện tử hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp (https://postmart.vn, https://voso.vn); chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, đoàn thể đẩy mạnh tuyên truyền, vận động các hộ sản xuất nông nghiệp tích cực tham gia giới thiệu, tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm trên sàn thương mại điện tử.  Tiếp tục duy trì triển khai sử dụng hóa đơn điện tử tại các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh trên địa bàn huyện; đẩy mạnh triển khai ứng dụng Thuế điện tử (Tax Mobile) phục vụ giao dịch điện tử nộp thuế cá nhân.

Tiếp tục tuyên truyền cho cán bộ, công chức, viên chức và người dân trên địa bàn về  Nền tảng công dân số "Long An Số", Tổng đài 1022 (qua đầu số 0272 1022), Hệ thống tiếp nhận và xử lý phản ánh kiến nghị (https://1022.longan.gov.vn). Cổng thông tin 1022 là địa chỉ truy cập duy nhất trên môi trường số kết nối các kênh tương tác để tiếp nhận và công khai kết quả xử lý phản ánh, kiến nghị của cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh.  Duy trì vận hành kênh "Ủy ban nhân dân huyện Mộc Hóa ", kênh Zalo OA của UBND các xã, thị trấn để cung cấp kịp thời thông tin chính thống của cơ quan hành chính nhà nước cho người dân, doanh nghiệp.  Tiếp tục tuyên truyền và triển khai ứng dụng VssID - Bảo hiểm xã hội số giúp người lao động có thể quản lý, kiểm soát thông tin về quá trình tham gia, thụ hưởng chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tự nguyện và thực hiện các dịch vụ liên quan nhanh chóng, tiện lợi.

UBND huyện đã ban hành Công văn số 345/UBND-VHTT ngày 24/02/2023 về việc triển khai mô hình chuyển đổi số cấp xã trên địa bàn huyện. Trong đó hướng chú trọng ưu tiên bố trí nguồn lực, kết hợp vận động xã hội hóa theo quy định để triển khai thực hiện; tổ chức thực hiện hiệu quả nội dung, nhiệm vụ chuyển đổi số cấp xã phù hợp điều kiện, tình hình thực tế của địa phương; Quán triệt toàn thể hệ thống chính trị cấp xã, đặc biệt là người đứng đầu phải gương mẫu, đi đầu trong thực hiện chuyển đổi số, chủ động, tích cực sử dụng công nghệ số, dữ liệu số phục vụ công việc chỉ đạo, điều hành hoạt động của cơ quan, đơn vị;  Phát huy vai trò xung kích của các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội, đặc biệt là Tổ công nghệ số cộng đồng, lực lượng Đoàn viên thanh niên thực hiện chuyển đổi số; Vận động, phối hợp các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông, doanh nghiệp công nghệ số hỗ trợ triển khai các giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số trên địa bàn các xã, thị trấn. Tiếp tục chỉ đạo UBND các xã, thị trấn triển khai thực hiện các nội dung trong Công văn số 855/UBND-VHXH ngày 09/2/2023 của UBND tỉnh và Công văn số 345/UBND-VHTT ngày 24/2/2023 của UBND huyện nhằm hướng tới mục tiêu thay đổi tổng thể, toàn diện, hiệu lực, hiệu quả cách thức quản lý, điều hành hoạt động của chính quyền cấp xã dựa trên công nghệ số và dữ liệu số; phải chuyển đổi nhận thức, thay đổi tư duy của người dân và doanh nghiệp về chuyển đổi số, từng bước hình thành xã hội số, phát triển kinh tế số gắn kết chặt chẽ với thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu có liên quan đến chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới thông minh theo Quyết định số 924/QĐ-TTg ngày 02/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn mới thông minh giai đoạn 2021 – 2025.

Trong quá trình thực hiện huyện vẫn còn gặp một số khó khăn như: Một số nội dung đã triển khai nhưng vẫn chưa tạo thành thói quen sử dụng thường xuyên cho người dân và phát huy hiệu quả như: thanh toán điện tử, sàn thương mại điện tử; việc sử dụng dịch vụ công trực tuyến còn rất ít...  Đội ngũ cán bộ phụ trách công nghệ thông tin chưa đáp ứng được yêu cầu ứng dụng công nghệ thông tin, đảm bảo an toàn thông tin hiện nay. Nguồn nhân lực CNTT trong cơ quan nhà nước còn thiếu và yếu, chủ yếu là kiêm nhiệm nên chưa làm tốt vai trò tham mưu trong chỉ đạo và hỗ trợ người sử dụng các hệ thống ứng dụng CNTT và đặc biệt là công tác tham mưu chuyển đổi số cho cơ quan, đơn vị, các xã, thị trấn.  Hoạt động của Tổ công nghệ số cộng đồng còn hạn chế.

Tiến Khang


Trần Tiến Khang
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
Thư viện ảnh