image banner
image banner
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tháng: 1
  • Tất cả: 1
chỉ đạo sản xuất trồng trọt vụ Đông Xuân 2022 - 2023

Căn cứ Công văn số 9034/UBND-KTTC ngày 29/9/2022 của ƯBND tỉnh Long An về việc chỉ đạo sản xuất trồng trọt vụ Đông Xuân 2022 - 2023.

Tính đến nay, diện tích lúa Hè thu đã thu hoạch dứt điểm 21.218,3 ha (đạt 99,62%, so với kế hoạch 21.218,3/21.300ha). Năng suất ước 49,5 tạ/ha đạt 102,06% kế hoạch (kế hoạch 48,5 tạ). Sản lượng 104.964 tấn đạt 101,66% kế hoạch (103.250 tấn). Lợi nhuận trung bình ước đạt 5 triệu đồng/ha. Bên cạnh đó tại một số xã (Tân Lập, Tân Thành...) đã gieo sạ lúa Thu đông năm 2022 với diện tích 1.372 ha tăng 412 ha so với cùng kỳ năm 2021 (960ha).

4-(1) (Copy).jpg

Theo nhận định của Đài Khí tượng Thủy văn Long An: trạng thái LaNina tiếp tục kéo dài đến đầu năm sau với xác suất rất cao trong 3 tháng tới. Sau đó, khoảng từ tháng 12/2022 đến tháng 02/2023, xác suất xảy ra LaNina là 60%, có 40% khả năng chuyển sang trung tính, không có khả năng xảy ra EnNino. Tồng lượng mưa từ tháng 10/2022 đến tháng 3/2023, hầu hết cao hơn trung bình nhiều năm. Trong đó, mưa trái mùa xảy ra khá nhiều trong những tháng cuối năm 2022 và đầu năm 2023. Mùa mưa năm nay kết thúc muộn, khả năng phần lớn khu vực kết thúc mùa mưa vào khoảng đầu tháng 12/2022. Trong mùa khô 2022-2023, tháng 01, 02/2023, mực nước trên sông Mê Kông và đầu nguồn sông Cửu Long biến đổi chậm với xu thế xuống dần. Mực nước đầu nguồn sông Vàm cỏ Tây của tỉnh Long An chịu ảnh hưởng mạnh của thủy triều và ở mức xấp xỉ trung bình nhiều năm, xâm nhập mặn vùng cửa sông ở mức cao hơn trung bình nhiều năm, nhưng khả năng không gay gắt như năm 2019-2020.

Tình hình lũ năm 2022 tại các Trạm đầu nguồn phía Bắc của tỉnh Long An dự báo ở mức xấp xỉ và cao hơn báo động I. Thời gian xuất hiện đỉnh lũ năm 2022 tại các huyện đầu nguồn phía Bắc của tỉnh vào khoảng từ giữa đến cuối tháng 10/2022.

Dự báo đỉnh triều cường năm 2022 ở mức cao hơn nhiều so với các năm triêu cao kỷ lục năm 2011, 2017 và các năm gần đây, gây ngập theo triều cường tại những vùng trũng thấp, hai bên bờ sông, các khu đê bao thấp... sẽ gây ảnh hưởng đến việc rút lũ chậm trên địa bàn huyện.

Trước diễn biến thời tiết khí tượng thủy văn và một số sinh vật gây hại: Chuột, sâu năn, sâu đục thân, rầy nâu, bệnh vàng lùn - lùn xoắn lá lúa,... vẫn còn tiềm ân nguy cơ bùng phát, tác động xấu đến sản xuất nông nghiệp. Đê đảm bảo chỉ đạo sản xuất vụ lúa Đông Xuân 2022 - 2023 đạt thắng lợi. Ngày 21/10/2022 UBND huyện ban hành Công văn số 2664/UBND-PNN đề nghị các lãnh đạo các cơ quan, đơn vị nêu trên tập trung thực hiện một số nội dung đó là,

UBND các xã, thị trấn tập trung chỉ đạo, rà soát và thường xuyên theo dồi, cập nhật các bản tin dự báo, cảnh báo thời tiết, thiên tai, chủ động kiếm tra thực tế tình hình sinh vật gây hại, thời gian, mức độ rầy nâu, sâu năn vào đèn đê xây dựng lịch thời vụ cụ thể cho từng tiểu vùng, chỉ đạo kế hoạch xuống giống vụ lúa Đông Xuân 2022 - 2023 thích ứng, linh hoạt, hợp lý với diễn biến nguồn nước tại các vùng chủ động được nước, vùng có nguy cơ thiếu nước, vùng có khả năng ảnh hưởng lũ và từng vùng bị tác động xâm nhập mặn theo khung lịch thời vụ xuống giống chung trên địa bàn huyện. Cụ thể như sau:

+ Đợt 1: 10/10/2022 - 17/10/2022 DL, nhằm ngày 15/9 - 22/9/2022 AL tập

trung gieo sạ vùng gò, các xã biên giới và một số xã có đê bao đủ điền kiện gieo sạ

+ Đợt 2: 08/11/2022 - 23/11/2022 DL, nhằm ngày 15/10 - 30/10/2022 AL tập trung gieo sạ vùng đất trung bình, vùng có đê bao.

+ Đợt 3: 08/12/2022 - 25/12/2022 DL, nhằm ngày 15/11 - 03/12/2022 AL tập trung gieo sạ dứt điếm các diện tích còn lại.

Trên cơ sở lịch gieo sạ này, yêu cầu các địa phương tùy theo điều kiện cụ thế về đất đai, thời tiết, chế độ nước, theo dồi diễn biến rầy nâu vào đèn đê xây dựng khung lịch thời vụ gieo sạ cụ thế dựa vào khung thời vụ chung của huyện, hạn chê đến mức thấp nhất những diện tích lúa gieo sạ ngoài lịch, là điêu kiện cho sâu bệnh phát sinh gây hại (đặc biệt là bệnh vàng lùn-lùn xoắn lá), cần tập trung chỉ đạo, tuyên truyền, vận động người dân gieo sạ dứt điểm vụ lúa Đông Xuân 2022 - 2023 trong lịch Đạt 3 (tháng 12/2022).

Ngoài việc ưu tiên sản xuất các giống lúa phù hợp với cơ cấu mùa vụ, thị trường, cần chú ý tới các giống phù hợp với diễn biến nguồn nước, tình hình xâm nhập mặn. Sử dụng các giống lúa ngắn ngày, bố trí nhóm giống cùng thời gian sinh trưởng đê thuận tiện việc cung cấp nước tưới, đảm bảo sử dụng nước tiết kiệm và hiệu quả. Chủ yếu là các nhóm giống:

- Nhóm lúa thơm, đặc sản: Chiếm tỷ lệ 15% - 20% (Nàng Hoa 9, RVT, Tài nguyên, ST 24, ST 25, VD 20, Nàng thơm,...).

Nhóm nếp: Chiếm tỷ lệ 30- 35%.

Nhóm lúa chất lượng cao: Chiếm tỷ lệ 40% (Đài thơm 8, OM 5451, OM 4900, OM 18, OM 6976,...).

Nhóm chất lượng trung bình: Chiếm tỷ lệ 5% (IR 50404, OM 1352,...).

Khuyến cáo người dân: Sử dụng giống xác nhận, giảm lượng giống gieo sạ xuống còn từ 80-100 kg/ha để giảm chi phí sản xuất.

Phòng Nông nghiệp và PTNT tăng cường cung cấp thông tin cho Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Truyền thanh để tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh huyện về tình hình diễn biến thời tiết, khí tượng thủy văn, lịch gieo sạ né rầy và sinh vật gây hại cây trồng, sản xuất nông nghiệp.Thường xuyên kiểm tra hệ thống đê bao đề xuất nạo vét tu sửa kịp thời nhằm bảo vệ lúa, cây ăn trái khi nước lũ về sớm và nước mặn xâm nhập.Tăng cường công tác chuyến giao kỹ thuật, triến khai vùng lúa ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất; thực hiện thanh kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp trên địa bàn huyện đê phát hiện, ngăn chặn kịp thời hàng kém chất lượng, hàng gian, hàng giả, bảo vệ sản xuất và quyền lợi người tiêu dùng.Xây dựng phương án sản xuất lúa linh hoạt đảm bảo kế hoạch, tiến độ gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch đúng tiến độ. Rà soát, chuẩn bị kỹ các điều kiện cho mùa vụ sản xuất như: Nhu cầu giống, máy móc thiết bị, vật tư đầu vào, khả năng cung ứng và liên kết tiêu thụ sản phấm.

Bố trí thời vụ, cơ cấu giống phù hợp theo tình hình nguồn nước, thời tiết khí hậu và nhu cầu thị trường; khuyến cáo người dân giảm tỷ lệ giống nếp, tăng tỷ lệ sử dụng giống lúa chất lượng cao, lúa thơm; đấy mạnh sử dụng cấp giống xác nhận, giống ngắn ngày có chất lượng khá, cứng cây, chống đô ngã, chống chịu khô hạn tốt và có thị trường tiêu thụ ổn định.

Thường xuyên cập nhật diễn biến thời tiết, khí tượng, thủy văn, lũ, triều cường, hạn, xâm nhập mặn tại địa phương và trên website Phòng, chống thiên tai của tỉnh (pctt. Ionian, gov, vn) đế có giải pháp ứng phó kịp thời, hiệu quả; kiểm tra hệ thống thủy lợi, củng cố, cải tạo thủy lợi nội đồng, đê bao, bờ bao, công tác chuẩn bị ứng phó với mưa, lũ bất thường trong thời gian tới; vận động nông dân trục vớt lục bình khai thông dòng chảy phục vụ sản xuất.

Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện theo dõi diễn biến dịch hại đồng ruộng, kịp thời hướng dẫn phòng trừ sớm bệnh đạo ôn lá, phòng trừ sâu cuốn lá, rầy nâu, muỗi hành khi mật độ tăng cao ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây lúa.Củng cố hệ thống bẫy đèn, theo dõi các đợt rầy nâu di trú, theo dõi tình hình sâu năn; tăng cường kiểm tra đồng ruộng và hướng dẫn kịp thời các biện pháp chăm sóc cây lúa, phòng ngừa, xử lý sinh vật gây hại.Hướng dẫn thực hiện đồng bộ các biện pháp diệt chuột như: đào, bắt, bẫy chuột và sử dụng thuôc diệt chuột sinh học; hạn chế tối đa việc dùng các loại thuốc, hóa chất độc hại; tuyệt đối không dùng thuốc cấm, thuốc ngoài danh mục, dùng điện và các biện pháp gây nguy hiềm cho người, vật nuôi để diệt chuột.Thường xuyên theo dõi, cập nhật tình hình nguồn nước và chất lượng nước phục vụ sản xuất; kiêm tra, tu sửa, gia cố bờ vùng, bờ thửa để giữ nước; nạo vét kênh mương thông thoáng, dẫn nước an toàn, hiệu quả và giảm thất thoát.

Đẩy mạnh hướng dẫn nông dân áp dụng các gói kỹ thuật "3 giám 3 tăng", "1 phải 5 giảm", "IPM", tăng cường bón phân hừu cơ và bón phân NPK cân đối, ưu tiên áp dụng bón phân theo nguyên tấc "05 đúng" và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo nguyên tắc "04 đúng", hạn chế bón thừa phân đạm nhằm tiết giảm tối đa chi phí đâu vào. Tập trung thực hiện tốt các chương trình, dự án trọng tâm nhất là chương trình Phát triến nông nghiệp ứng dựng công nghệ cao gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp giai đoạn 2021 - 2025.

Hướng dẫn nông dân quản lý nước trong ruộng lúa theo từng giai đoạn sinh trưởng và chủ động tưới theo sổ tay hướng dẫn quy trình tưới lúa tiết kiệm nước, giảm phát thải khí nhà kính của Tổng cục Thủy lợi - Biện pháp này tiết giảm nước được sử dụng trong tình hình sản xuất lúa hiện nay; bổ sung một số loại phân bón, chế phâm tăng cường khả năng chống chịu hạn, mặn cho cây trồng.

Tuyên truyền, vận động nông dân vệ sinh đồng ruộng sau khi thu hoạch lúa để hạn chế cỏ dại, lúa chét, chuột, ốc bươu vàng,... cày vùi rơm rạ kết hợp sử dụng các chế phẩm sinh học giúp rơm rạ được phân hủy nhanh, tăng độ phì cho đất, hạn chế ngộ độc hữu cơ cắt dứt mầm bệnh lây lan.

Phòng Kinh tế và Hạ tầng, Đội Quản lý thị trường số 2 phối hợp với Phòng Nông nghiệp và PTNT cùng UBND các xã, thị trấn tăng cường công tác vận động doanh nghiệp tham gia đầu tư cánh đồng lớn gắn với bao tiêu sản phâm nông nghiệp và tìm đầu ra cho các loại nông sản.Phối hợp các đơn vị có liên quan tăng cường công tác thanh tra, kiếm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp (phân bón, thuốc bảo vệ thực vật,...) phát hiện, xử lý, ngăn chặn kịp thời có hiệu quả các loại vật tư không đảm bảo chất lượng.

Hội Nông dân huyện, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện, Huyện đoàn, Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Truyền thanh huyện tăng cường tuyên truyền, vận động hội viên, đoàn viên và nhân dân thực hiện gieo sạ lúa tập trung đồng loạt, né rầy theo lịch thời vụ khuyến cáo; tham gia sán xuất theo cánh đồng lớn, ứng dụng công nghệ cao, sản xuất nông sản an toàn, theo chuỗi giá trị đề nâng cao chất lượng, hiệu quả.

Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Truyền thanh huyện tập trung đưa các tin, bài tuyên truyền, thông tin về tình hình lũ, hạn, xâm nhập mặn, khung thời vụ gieo sạ, các giải pháp kỹ thuật vệ sinh đồng ruộng, quản lý, phòng trừ sâu bệnh, chăm sóc cây trồng trong điều kiện hạn, mặn; các mô hình hiệu quả,... đến người dân đê biết và chủ động thực hiện.

UBND các xã, thị trấn khẩn trương chỉ đạo, tuyên truyền, vận động nông dân vệ sinh đồng ruộng thật kỹ để hạn chế cỏ dại, lúa chét, chuột, ốc bươu vàng,... cày vùi rom rạ kết hợp sử dụng các chế phẩm sinh học giúp rơm rạ được phân hủy nhanh, tăng độ phì nhiêu cho đất, hạn chế ngộ độc hữu cơ, cắt đút mầm bệnh lây lan.Chủ động thực hiện sớm việc nạo vét kênh, rạch, đắp đập tạm để trữ nước ngọt và ngăn mặn. Thường xuyên theo dõi thông tin tình hình xâm nhập mặn ở các tuyến sồng, kênh trên các phương tiện thông tin đại chúng để chủ động thực hiện các giải pháp ứng phó với khả năng hạn, xâm nhập mặn, thiếu nước tưới; vận động nông dân trục vớt lục bình khai thông dòng chảy phục vụ sản xuất.Khuyến cáo nông dân gieo sạ theo lịch khuyến cáo và tập trung đẩy nhanh tiến độ gieo sạ dứt điểm vụ lúa Đông xuân 2022-2023 trong tháng 12/2022.Tiếp tục vận động nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo quy hoạch đã được phê duyệt sang phát triển nông nghiệp đa dạng, đáp ứng nhu cầu của thị trường, chuyển từ phát triển theo số lượng sang chất lượng.

Tổ chức tổng kết sản xuất cây trồng năm 2022, xây dựng kế hoạch sản xuất năm 2023 và triển khai kế hoạch sản xuất vụ Đông Xuân 2022 - 2023. Trong đó, cần phân tích dự báo khả năng tác động cho sản xuất trước diễn biến thời tiết, nguồn nước tưới để chỉ đạo bố trí mùa vụ, cơ cấu cây trồng, lịch gieo sạ từng vùng.

Tiến Khang

  •  

 


Trần Tiến Khang
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
Thư viện ảnh