image banner
image banner
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tháng: 1
  • Tất cả: 1
Kết quả thực hiện công tác dân tộc tháng 01 và phương hướng, nhiệm vụ công tác dân tộc tháng 02 năm 2024

Công tác triển khai thực hiện các chính sách dân tộc và đại đoàn kết dân tộc được quan tâm và chỉ đạo thực hiện theo đúng quy định. Nhìn chung, đồng bào dân tộc chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương nơi cư trú. Trong quá trình triển khai thực hiện công tác dân tộc, huyện đã lồng ghép công tác dân tộc vào các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với đồng bào dân tộc vùng sâu, biên giới; Tăng cường tổ chức tuyên truyền, vận động trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tích cực tham gia các phong trào do địa phương phát động đặc biệt là nâng cao tinh thần cảnh giác và tích cực tham gia xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.UBND huyện đã chỉ đạo các ngành, các cấp triển khai, quán triệt, thực hiện các chính sách về định hướng giảm nghèo bền vững và chung tay xây dựng nông thôn mới. Trong đó tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng về giao thông, trường học, trạm y tế, giải quyết điện thắp sáng và nước sinh hoạt cho nhân dân, thực hiện các biện pháp ổn định ở các xã, thị trấn có Việt kiều Campuchia về sinh sống giúp họ hòa nhập cộng đồng tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tộc thiểu số đến làm việc trong các công ty, xí nghiệp giúp họ ổn định cuộc sống, tôn trọng truyền thống văn hóa, ngôn ngữ phong tục tập quán của các dân tộc thiểu số, tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với người dân tộc thiểu số.

Tình hình sản xuất và đời sống đồng bào trên địa bàn huyện tiếp tục ổn định, tham gia lao động trong nhiều ngành nghề khác nhau chủ yếu bằng nghề chăn nuôi, làm thuê, làm ruộng, làm công nhân, đánh bắt cá trên sông rạch. Đồng bào tích cực lao động sản xuất, chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.Hiện nay trên địa bàn huyện có 107 hộ nghèo (tỷ lệ 1,43%), 320 hộ cận nghèo (tỷ lệ 4,27%). Trong đó, đồng bào dân tộc thiểu số có 2 hộ nghèo, 01 hộ cận nghèo.

Huyện triển khai thực hiện Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Long An đến năm 2030 và những năm tiếp theo. Bên cạnh đó, Huyện cũng tổ chức nhiều chương trình văn hóa, nghệ thuật lành mạnh, chất lượng, kịp thời đáp ứng nhu cầu hưởng thụ và nâng cao đời sống tinh thần của người dân.

Công tác an sinh xã hội được quan tâm thực hiện, tạo điều kiện cho đồng bào dân tộc đón lễ, Tết theo phong tục truyền thống. Các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận, đoàn thể huyện, xã quan tâm thực hiện vận động, hỗ trợ, tặng quà cho các hộ có hoàn cảnh khó khăn, đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện để đồng bào vui xuân đón Tết chu đáo, an toàn, tiết kiệm.

Công tác xây dựng đời sống văn hóa được quan tâm chỉ đạo thực hiện, hiện nay trên địa bàn huyện có 06/06 xã được công nhận danh hiệu Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới; xây dựng các tiêu chí đạt chuẩn đô thị văn minh đối với thị trấn Bình Phong Thạnh theo quyết định Quyết định số 04/2022/QĐ-TTg, ngày 18/02/2022 của Thủ tướng Chính Phủ (gồm 09 tiêu chí và 52 nội dung), đến hiện tại đạt 03/09 tiêu chí, xét về các nội dung đạt tổng số 35/52 nội dung (chiếm tỷ lệ 67,31%), xét danh hiệu gia đình văn hóa theo Nghị định 122/2018/NĐ-CP, ước thực hiện trên 90% đạt gia đình văn hóa. Có 5/7 xã, thị trấn được đầu tư Trung tâm Văn hóa – Thể thao và Học tập cộng đồng (còn lại Bình Hòa Tây và Tân Lập). Có 32/32 ấp, khu phố được đầu tư sửa chữa hoặc xây dựng mới trụ sở. Có 7/7 xã, thị trấn được đầu tư Đài truyền thanh cấp xã.

Công tác quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo được tập trung thực hiện tốt, cơ sở vật chất được quan tâm đầu tư xây dựng, sửa chữa kịp thời đáp ứng nhu cầu giảng dạy và học tập cho giáo viên và học sinh; công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia được tập trung chỉ đạo, trên địa bàn Huyện hiện có 15/16 trường đạt chuẩn quốc gia theo tiêu chí mới đạt 93,75%; chất lượng 2 mặt giáo dục trên địa bàn huyện ngày càng được nâng cao; duy trì và giữ vững công tác phổ cập giáo dục các cấp học, Huyện có 7/7 xã, thị trấn được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi; có 7/7 xã, thị trấn được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3; có 7/7 xã, thị trấn được công nhận phổ cập giáo dục THCS mức độ 1, có 7/7 xã, thị trấn được công nhận phổ cập giáo dục THCS mức độ 2; Số xã, thị trấn được công nhận đạt chuẩn PCGD trung học cơ sở mức độ 3/tổng số xã, thị trấn: 7/7; tập trung thực hiện tốt công tác tuyển sinh đầu cấp và khai giảng năm học mới 2023-2024, tuyển sinh lớp 1 năm học 2023-2024 trên địa bàn là 473/473 em, tỷ lệ 100%.

Các chương trình mục tiêu y tế quốc gia triển khai thực hiện có hiệu quả; công tác giáo dục sức khỏe cộng đồng được tăng cường, công tác phòng, chống dịch bệnh đạt kết quả tốt; mạng lưới y tế cơ sở từng bước nâng cấp và hoàn thiện, toàn huyện có 7/7 xã, thị trấn đạt bộ tiêu chí quốc gia về y tế theo tiêu chí cũ, tỷ lệ người dân tham gia Bảo hiểm y tế đạt 93,94%. Công tác Dân số và phát triển được quan tâm, thực hiện tốt công tác truyền thông, vận động lồng ghép cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản - KHHGĐ; tiếp tục theo dõi kiểm tra, giám sát và hướng dẫn thực hành dinh dưỡng cho các bà mẹ mang thai, tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi giảm còn 6,05%; tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi (chiều cao trên tuổi) ở trẻ em dưới 5 tuổi giảm còn <10 %.

Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện được giữ vững ổn định; đồng bào các dân tộc thiểu số chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; chấp hành tốt công tác phòng, chống dịch bệnh.

Đồng bào dân tộc thiểu số hiện sinh sống trên địa bàn huyện Mộc Hóa là dân di cư đến lập nghiệp hoặc theo vợ (chồng) chủ yếu từ các tỉnh như An Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng, Cần Thơ và một số ít người dân tộc Khmer từ Campuchia di dân tự do sang. Đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện sinh sống không tập trung, chủ yếu sống đan xen trong cộng đồng. Xuất phát từ đặc điểm trên, huyện Mộc Hóa không triển khai thực hiện chính sách dành riêng cho đồng bào dân tộc thiểu số mà lồng ghép vào các chương trình phát triển kinh tế-xã hội của huyện, cụ thể như Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện chủ yếu sống đan xen trong cộng đồng do đó không thể triển khai thực hiện chính sách dành riêng cho đồng bào dân tộc thiểu số mà lồng ghép vào các chương trình phát triển kinh tế-xã hội của huyện.

Trong thời gian tới UBND huyện tiếp tục phổ biến, giáo dục sâu rộng trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn về đường lối chủ trương, chính sách dân tộc của Đảng, pháp luật của Nhà nước, Chỉ thị, Nghị quyết, các chủ trương của địa phương về phát triển kinh tế-xã hội, an ninh-chính trị; Chỉ đạo triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách dân tộc phù hợp hợp với điều kiện thực tế ở địa phương.Tiếp tục thực hiện các chính sách an sinh xã hội, chăm lo cho đồng bào dân tộc thiểu số; đặc biệt là thực hiện chính sách miễn giảm học phí, giới thiệu, giải quyết việc làm, dạy nghề, bảo hiểm y tế…phù hợp với tình hình ở địa phương.Tạo điều kiện cho các hộ dân tộc thiểu số vui xuân đón tết nguyên đán Giáp Thìn 2024 an toàn, tiết kiệm.

Duy Trường


Nguyễn Duy Trường
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
Thư viện ảnh