image banner
image banner
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tháng: 1
  • Tất cả: 1
tuyên truyền nguy cơ lây lan của bệnh Dịch tả heo Châu Phi

Bệnh Dịch tả heo Châu Phi có nguồn gốc đầu tiên từ Châu Phi và là bệnh lây nhiễm do virus gây ra. Bệnh có thể lây lan nhanh và xảy ra ở mọi loài heo, mọi lứa tuổi của heo và tỉ lệ chết gần như 100% với heo nhiễm bệnh. Virus gây bệnh Dịch tả heo Châu Phi có trong máu, cơ quan, dịch bài tiết từ heo nhiễm bệnh. Virus dịch tả heo có sức đề kháng cao, có khả năng chịu được nhiệt độ thấp, trong thịt heo sống hoặc ở nhiệt độ không cao virus có thể tồn tại được 3-6 tháng, virus bị chết ở 700C. Chính vì sức đề kháng của virus này cao nên khả năng lây lan trên phạm vi rộng và kéo dài. Bệnh Dịch tả heo châu Phi gây thiệt hại về kinh tế rất cao cho các cơ sở chăn nuôi và Nhà nước do heo tỷ lệ chết cao, lây lan nhanh phải huy động nhân lực, vật lực để chống dịch, làm giảm sự phát triển của ngành chăn nuôi.

1. Con đường truyền lây bệnh

Bệnh lây nhiễm từ qua đường hô hấp và đường tiêu hóa, Thông qua việc tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với các vật nhiễm virus như: Heo nhiễm bệnh, chuồng trại, phương tiện vận chuyển, dụng cụ, đồ dùng, quần áo nhiễm virus và thức ăn chứa thịt lợn nhiễm bệnh. Bệnh không lây sang người tuy nhiên người là một trong những tác nhân gây phát tán bệnh.

2. Triệu chứng bệnh dịch tả heo Châu Phi

Bệnh dịch tả heo Châu Phi có thời gian ủ bệnh từ 3 - 15 ngày, với thể cấp tính thời gian ủ bệnh từ 3 - 4 ngày. Các triệu chứng trên heo bệnh tùy từng thể khác nhau.

- Thể quá cấp tính: Heo chết nhanh, thường không biểu hiện triệu chứng lâm sàng hoặc heo nằm và sốt cao trước khi chết.

- Thể cấp tính: Sốt cao khoảng 40,5 - 42 độ C, 2-3 ngày đầu tiên không ăn, lười vận động, nằm chồng đống, thích nằm chỗ gần nước. Heo di chuyển bất thường, một số vùng da trắng chuyển sang màu đỏ, đặc biệt là các vùng như: tai, đuôi, cẳng chân, da phần dưới vùng ngực và bụng có thể có màu xanh tím, sau đó khoảng 1-2 ngày trước khi heo chết có biểu hiện triệu chứng thần kinh, đi lại không vững, thở gấp khó thở, có bọt lẫn máu ở mũi, viêm mắt, nôn mửa, tiêu chảy đôi khi lẫn máu hoặc có thể táo bón. Heo chết trong vòng 6 -13 ngày hoặc có thể kéo dài đến 20 ngày. Heo mang thai có thể gây sẩy thai, tỉ lệ chết cao gần như 100%. Trường hợp heo khỏi bệnh hoặc nhiễm virus không triệu chứng sẽ mang virus cả đời và là nguồn lây nhiễm bệnh.

- Thể á cấp: Sốt nhẹ, hoặc không sốt, giảm ăn, sụt cân, ho và khó thở. Đi lại khó khăn, viêm khớp, heo mang thai có thể sẩy thai. Heo chết sau khoảng 15-45 ngày, tỷ lệ chết ở thể này khoảng 30 -70%.

3. Cách phòng, chống dịch tả heo Châu Phi

3.1. Cách phòng bệnh Dịch tả heo Châu Phi

- Thực hiện chăn nuôi an toàn sinh học là biện pháp tốt nhất trong công tác phòng bệnh và chú trọng:

+ Thường xuyên vệ sinh, sát trùng tại cơ sở chăn nuôi, các phương vận chuyển, dụng cụ chăn nuôi bằng vôi bột hoặc hóa chất.

+ Vệ sinh cá nhân những người tham gia chăn nuôi.

+ Phát hiện cách ly heo bị bệnh và nghi bị bệnh.

+ Diệt các nguồn truyền lây bệnh như côn trùng, loài gặm nhấm... để tránh mang mầm bệnh phát tán ra bên ngoài.

+ Không mua, bán thịt heo không có nguồn gốc rõ ràng, không sử dụng thức ăn thừa hay chưa được nấu chín từ heo.

- Tiêm phòng vắc xin phòng bệnh Dịch tả heo châu Phi.

Hiện nay, đã có 2 công ty sản xuất vắc xin phòng bệnh Dịch tả heo Châu Phi được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận là vắc xin NAVET-ASFVAC do Công ty Cổ phần thuốc thú y Trung ương NAVETCO nghiên  cứu, sản xuất và vắc xin AVAC ASF LIVE do Công ty Cổ phần AVAC Việt Nam nghiên cứu, sản xuất được đăng ký và cấp Giấy chứng nhận lưu hành theo đúng quy định của Luật Thú y, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật và các tiêu chuẩn kỹ thuật của quốc tế đối với vắc xin thú y (theo Công văn số 4870/BNN-TY ngày 24/7/2023 của Bộ Nông nghiệp và PTNT). Tiêm phòng vắc xin phòng bệnh Dịch tả heo châu Phi phải thực hiện theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất để tránh thiệt hại cho đàn heo.

+ Đối tượng tiêm phòng: Chỉ tiêm phòng trên heo thịt từ 4 tuần tuổi trở lên, heo khỏe mạnh, không có dấu hiệu mắc bệnh Dịch tả heo châu Phi.

+  Liều tiêm:  Tiêm  01  mũi,   1  liều  vắc xin/con, tiêm  bắp  thịt (có thể tiêm vắc xin nhắc lại cùng liều sau mũi một 21 - 30 ngày.

Chống chỉ định:

+ Không tiêm heo nái, nái mang thai và heo đực giống.

+ Không tiêm cho heo có thể trạng yếu, đang sốt, bị bệnh mãn tính và ăn uống kém.

Lưu ý: Các hộ chăn nuôi khi thực hiện tiêm phòng vắc xin DTHCP nên đăng ký tại trạm Chăn nuôi và Thú y địa phương để được hướng dẫn tiêm phòng và theo dõi giám sát trước và sau khi tiêm.

3.2. Cách xử lý khi phát bệnh Dịch tả heo Châu Phi

Chủ hộ chăn nuôi sau khi phát hiện đàn heo có triệu chứng bệnh Dịch tả heo châu Phi phải nhanh chóng báo cho cơ quan thú y gần nhất và tuân thủ yêu cầu thực hiện chống dịch của cơ quan thú y, không được bán chạy đàn heo./.


Ban biên tập
Tin liên quan
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
Thư viện ảnh