image banner
image banner
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tháng: 1
  • Tất cả: 1
Kết quả dạy nghề cho lao động nông thôn năm 2023 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2024

Thực hiện Chương trình số 11-Ctr/TU ngày 04/11/2011 của tỉnh ủy Long An về việc phát triển đồng bộ nguồn nhân lực giải quyết việc làm-giảm nghèo; Chỉ thị số 47-CT-TU ngày 12/6/2013 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện Chỉ thị số 19-CT/TW ngày 05/11/2012 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dạy nghề cho lao động nông thôn", Huyện ủy đã có công văn chỉ đạo cho cấp ủy cơ sở triển khai thực hiện; nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân, nhất là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp về vị trí chiến lược của nông nghiệp, nông dân, nông thôn và vai trò, tầm quan trọng của đào tạo nghề trong việc nâng cao chất lượng lao động nông thôn, tăng năng suất, hiệu quả sản xuất, góp phần tăng thu nhập và tạo việc làm cho người lao động. Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc và theo dõi việc phối hợp của các ngành trong việc triển khai thực hiện công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn. UBND huyện ban hành Kế hoạch dạy nghề cho lao động nông thôn năm 2023; Kế hoạch đưa người lao động đi làm việc nước ngoài theo hợp đồng của tỉnh năm 2023; Kế hoạch Đào tạo nghề nghiệp, tạo việc làm cho người chấp hành xong án phạt tù theo Nghị định số 49/2020/NĐ-CP ngày 17/4/2020 của Chính phủ; Kế hoạch đào tạo nghề cho người lao động bị thu hồi đất; Kế hoạch kiểm tra, giám sát công tác dạy nghề cho lao động nông thôn năm 2023.

Huyện thực hiện công tác tuyên truyền các chính sách về dạy nghề, tư vấn học nghề và việc làm với nhiều hình thức: Thông qua các phương tiện truyền thông tin ở huyện (đài truyền thanh huyện; trạm truyền thanh các xã…); qua các tổ chức hội, đoàn thể, lồng ghép trong triển khai chủ trương, chính sách, tuyên truyền pháp luật, … đã phổ biến, triển khai đến các ngành, đoàn thể, địa bàn dân cư và nhân dân các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn; đảm bảo cho đội ngũ cán bộ làm công tác dạy nghề được trang bị những kiến thức cơ bản, chủ động tổ chức xây dựng và triển khai kế hoạch thực hiện, góp phần quản lý, điều hành hoạt động đạt hiệu quả cao.Triển khai dạy các nghề phù hợp thực tế, có hiệu quả; quan tâm tổ chức dạy nghề đối với lao động nông thôn thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công cách mạng, hộ nghèo, người khuyết tật, người có đất nông nghiệp bị thu hồi, hộ cận nghèo, lao động nữ. Không tổ chức dạy nghề khi người lao động chưa dự báo được nơi làm việc và mức thu nhập với việc làm có được sau khi học.

Trong năm 2023, Phối hợp với Trung tâm dạy nghề và hỗ trợ Nông dân tỉnh Long An tổ chức được 06 lớp dạy nghề cho lao động nông thôn với tổng kinh phí khoảng 206.815.000 đồng cho 178 học viên với các tên nghề như: Kỹ thuật nấu ăn (Bình Hòa Đông và Tân Lập), kỹ thuật trồng lúa (Tân Thành và Bình Thạnh), Kỹ thuật trồng cây kiểng (Bình Phong Thạnh) và Kỹ thuật nuôi cá lóc (Bình Hòa Trung). Trong đó, phụ nữ 82 học viên.

Các lớp đào tạo nghề được tổ chức tại địa bàn xã, thuận lợi cho việc việc đi lại của học viên. Các nghề chọn để tổ chức dạy cho người dân phần lớn phù hợp với nhu cầu học nghề của người dân và định hướng sản xuất của địa phương, giúp cho học viên sản xuất kinh doanh nông nghiệp có hiệu quả cao hơn trước, được người dân đồng tình.  Điều kiện lớp học cơ bản bảo đảm được yêu cầu dạy và học về âm thanh, ánh sáng, quạt, bàn ghề ngồi, tài liệu, bảng viết, có lớp còn có máy chiếu.

Hiện trên địa bàn, các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng lao động còn ít, người học chủ yếu là tự tạo việc làm. Lao động nông thôn học nghề xong chưa có cơ chế hỗ trợ vốn để phát triển sản xuất, hành nghề đã được học. Đầu ra cho các sản phẩm còn bấp bênh, thị trường tiêu thụ sản phẩm chưa ổn định. Chưa liên kết được các doanh nghiệp về bao tiêu sản phẩm để tổ chức các lớp phi nông nghiệp.

Trong thời gian tới Huyện tập trung chỉ đạo, định hướng cho các địa phương tổ chức đào tạo nghề lao động nông thôn gắn với yêu cầu của thị trường sử dụng lao động, gắn đào tạo nghề với quy hoạch theo chương trình xây dựng nông thôn mới, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Ngoài việc đào tạo các nghề phi nông nghiệp cho nông dân để phục vụ cho mục đích chuyển đổi nghề nghiệp và chuyển dịch cơ cấu lao động, các nghề nông nghiệp cũng sẽ tiếp tục được tăng cường hơn nữa vì việc đào tạo nghề nông nghiệp sẽ giúp nâng cao chất lượng cho lao động nông thôn, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và cải thiện nâng cao mức sống cho người dân. Tiếp tục đẩy mạnh đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn và các ngành nghề đào tạo phù hợp với định hướng phát triển nông nghiệp, nông thôn của địa phương bằng các giải pháp như xác định nhu cầu đào tạo các ngành nghề cần đào tạo trong lĩnh vực nông nghiệp.Đẩy mạnh công tác tuyên truyền. Theo đó, việc nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, xã hội, của cán bộ, công chức nói chung và lao động nông thôn nói riêng về vai trò của đào tạo nghề đối với việc tạo việc làm, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nông thôn trở thành một trọng tâm trong công tác tuyên truyền, tư vấn.

Nhân rộng các mô hình đào tạo nghề hiệu quả và phổ biến kinh nghiệm một số ngành nghề phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội của địa phương, có thể phát triển và nhân rộng trong thời gian tới nhằm tăng thêm thu nhập, từng bước nâng cao đời sống của người nông dân. Tiếp tục nghiên cứu, xây dựng các mô hình mới nảy sinh trong quá trình triển khai.Tăng cường mối liên kết giữa doanh nghiệp- cơ sở đào tạo- người học nghề: Trong công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, mối liên kết giữa doanh nghiệp- cơ sở đào tạo- người học nghề là khắn khít với nhau và có tác động tích cực đến chất lượng đào tạo cũng như giải quyết việc làm. Đào tạo phải gắn với giải quyết việc làm cũng như phải phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp.Tăng cường công tác giám sát, kiểm tra việc thực hiện Đề án; quá trình quản lý và dạy nghề tại các địa phương, các cơ sở có tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn nhằm kịp thời nhắc nhở, chấn chỉnh hoặc tháo gỡ khó khăn và có những giải pháp phù hợp với điều kiện thực tế góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

Duy trường


Nguyễn Duy Trường
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
Thư viện ảnh