Tình hình chất lượng nước, xâm nhập mặn trên các tuyến sông trong địa bàn tỉnh Long An Ngày 10 và 11/01/2024 (29/11 và 01/12/2023 Âm lịch)
Hiện nay, do ảnh hưởng của kỳ triều cương cuối tháng 11 và đầu tháng 12 Âm lịch nên độ mặn trên các tuyến sông (Rạch Cát, Vàm Cỏ, Vàm Cỏ Đông, sông Vàm Cỏ Tây, sông Tra) tăng từ 0,5 - 4,8 gram/lít (g/l) so với Thông báo chất lượng nước ngày 07 và 08/01/2024 và hiện dao động ở mức từ 0,10 - 12,8 g/l.
Đối chiếu so với thông báo chất lượng nước ngày 07 và 08/01/2024, độ mặn trên các tuyến sông cụ thể như sau:
- Sông Rạch Cát tăng từ 1,6 - 3,3 g/l;
- Sông Vàm Cỏ tăng từ 0,5 - 4,2 g/l;
- Sông Vàm Cỏ Đông tăng từ 0,5 - 4,8 g/l;
- Sông Vàm Cỏ Tây tăng 0,1 – 3,1 g/l;
- Sông Tra tăng 3,6 g/l;
Đối chiếu so với cùng kỳ năm 2022-2023 (theo ngày âm lịch), độ mặn trên các tuyến sông cụ thể như sau:
- Sông Rạch Cát thấp hơn từ 1,0 - 1,7 g/l;
- Sông Vàm Cỏ thấp hơn từ 1,0 - 2,8 g/l;
- Sông Vàm Cỏ Đông cao hơn từ 0,2 - 1,7 g/l (riêng cống Bà Xiểng, cống Đôi Ma, huyện Cần Đước cao hơn từ 0,2 – 1,1 g/l);
- Sông Vàm Cỏ Tây thấp hơn từ 0,6 – 3,0 g/l;
- Sông Tra thấp hơn 3,7 g/l;
Đối chiếu so với cùng kỳ năm 2020 (theo ngày âm lịch), độ mặn trên các tuyến sông cụ thể như sau:
- Sông Rạch Cát thấp hơn từ 0,2 – 0,5 g/l (riêng cống Nha Ràm, huyện Cần Đước cao hơn 1,1 g/l);
- Sông Vàm Cỏ thấp hơn từ 3,4 - 9,6 g/l;
- Sông Vàm Cỏ Đông thấp hơn từ 0,6 - 1,30 g/l (riêng từ cống Xóm Bồ đến cống Ông Bình, huyện Cần Đước cao hơn từ 0,1 – 1,6 g/l);
- Sông Vàm Cỏ Tây thấp hơn từ 0,5 – 4,5 g/l;
- Sông Tra thấp hơn 4,5 g/l;
1. Tình hình xâm nhập mặn trên các tuyến sông
- Trên sông Vàm Cỏ Đông
+ Độ mặn 1,0 g/l gần đến cống Rạch Chanh, huyện Bến Lức (0,9 g/l), cách cửa sông Soài Rạp khoảng 55 km; (so với cùng kỳ năm 2022-2023 theo ngày Âm lịch, độ mặn 1,0 g/l gần đến cầu Rạch Vong, huyện Bến Lức (0,7 g/l), cách cửa sông Soài Rạp khoảng 72 km; so với cùng kỳ năm 2020 theo ngày Âm lịch, độ mặn 1,0 g/l đến cầu Xáng Lớn, huyện Bến Lức (0,6 g/l), cách sông Soài Rạp khoảng 76 km).
+ Độ mặn 4,0 g/l vượt qua cống Đôi Ma, huyện Cần Đước (4,2 g/l), cách cửa sông Soài Rạp khoảng 47 km; (so với cùng kỳ năm 2022-2023 theo ngày Âm lịch, độ mặn 4,0 g/l cống Đôi Ma, huyện Cần Đước (4,0 g/l), cách cửa sông Soài Rạp khoảng 47 km; so với cùng kỳ năm 2020 theo ngày Âm lịch, độ mặn 4,0 g/l gần cống Đôi Ma, huyện Cần Đước (4,2 g/l), cách cửa sông Soài Rạp khoảng 47 km.
- Trên sông Vàm Cỏ Tây
+ Độ mặn 4,0 g/l gần đến cống Sông Cui, huyện Châu Thành (3,2 g/l), cách cửa sông Soài Rạp khoảng 42 km (so với với cùng kỳ năm 2022-2023 theo ngày Âm lịch, độ mặn 4,0 g/l vượt qua cống Sông Cui, huyện Châu Thành (5,1 g/l), cách cửa sông Soài Rạp khoảng 42 km ; so với cùng kỳ năm 2020 theo ngày Âm lịch, độ mặn 4,0 g/l vượt qua cống Chợ Giữa, huyện Châu Thành (4,6 g/l), cách cửa sông soài Rạp khoảng 50 km).
2. Tổng hợp số liệu chất lượng nước tại các điểm đo:
STT | ĐIỂM ĐO | NGÀY ĐO | ĐỘ MẶN (g/l) | So Thông báo CLN ngày 07 và 08/01/2024 | So cùng kỳ năm 2022-2023 (theo ÂL) | So cùng kỳ năm 2020 (theo ÂL) |
I. Sông Rạch Cát | | | | | | |
1 | Cống Xóm Lũy - huyện Cần Đước | 10/01 (29/11âl) | 12,8 | Tăng 3,3 | Thấp hơn 1,7 | Thấp hơn 0,2 |
2 | Cống Ông Hiếu - huyện Cần Giuộc | 11/01 (01/12âl) | 11,0 | Tăng 1,6 | Thấp hơn 1,0 | Thấp hơn 0,5 |
3 | Cống Nha Ràm - huyện Cần Đước | 10/01 | 11,5 | Tăng 3,1 | Thấp hơn 1,0 | Thấp hơn 1,1 |
II. Sông Vàm Cỏ | | | | | | |
4 | Cống Bến Trễ - huyện Cần Đước | 11/01 | 8,1 | Tăng 3,0 | Thấp hơn 1,7 | Thấp hơn 3,4 |
5 | Cầu Nổi - huyện Cần Đước | 10/01 | 8,4 | Tăng 0,5 | Thấp hơn 1,0 | Thấp hơn 9,6 |
6 | Cột Đèn Đỏ - Châu Thành | 10/01 | 6,4 | Giảm 4,2 | Thấp hơn 2,8 | Thấp hơn 5,9 |
III. Sông Vàm Cỏ Đông | | | | | | |
7 | Cống Xóm Bồ - huyện Cần Đước | 11/01 | 6,1 | Tăng 4,4 | Thấp hơn 0,4 | Cao hơn 0,4 |
8 | Cống Bà Xiểng - huyện Cần Đước | 11/01 | 5,8 | Tăng 4,8 | Cao hơn 1,1 | Cao hơn 1,6 |
9 | Cống Đôi Ma – huyện Cần Đước | 11/01 | 4,2 | Tăng 3,0 | Cao hơn 0,2 | Cao hơn 0,3 |
10 | Cống Ông Bình – huyện Cần Đước | 11/01 | 2,9 | Tăng 2,8 | Thấp hơn 0,2 | Cao hơn 0,1 |
11 | Cống Rạch Chanh – huyện Bến Lức | 11/01 | 0,9 | Tăng 0,9 | Thấp hơn 1,7 | Thấp hơn 1,3 |
12 | Cầu Bến Lức – huyện Bến Lức | 11/01 | 0,5 | Tăng 0,5 | Thấp hơn 1,1 | Thấp hơn 1,4 |
IV. Sông Vàm Cỏ Tây | | | | | | |
13 | Cống Sông Cui – huyện Châu Thành | 10/01 | 3,2 | Tăng 3,1 | Thấp hơn 1,9 | Thấp hơn 4,2 |
14 | Cống Chợ Giữa – huyện Châu Thành | 10/01 | 0,1 | Tăng 0,1 | Thấp hơn 3,0 | Thấp hơn 4,5 |
V. Sông Tra | | | | | | |
15 | Cống Rạch Tôm - huyện Châu Thành | 10/01 | 3,6 | Cao hơn 3,6 | Thấp hơn 3,7 | Thấp hơn 4,5 |
Dự báo: Trong vài ngày tới, do còn ảnh hưởng của kỳ triều cường đầu tháng 12 Âm lịch nên độ mặn sẽ tiếp tục tăng cao và lấn sâu.
Theo bản tin dự báo của Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia (từ tháng 11/2023 đến tháng 4/2024): Trong các tháng mùa khô 2023-2024, tình trạng hạn, thiếu nước, xâm nhập mặn vùng ĐBSCL có khả nặng sẽ đến sớm hơn và nghiệm trọng. Độ mặn cao nhất trên sông Vàm Cỏ xuất hiện vào khoảng giữa tháng 4/2024 tại Cầu Nổi ở mức 18-21 (g/l), tại Tân An (sông Vàm Cỏ Tây), Bến Lức (sông Vàm Cỏ Đông) độ mặn dao động từ 10-12 (g/l); ranh mặn 4,0 (g/l) có thể lên đến 120-130 km tính từ cửa sông Soài Rạp, xấp xỉ cùng kỳ mùa khô 2015-2016.
Theo bản tin diễn biến tài nguyên nước tháng 01/2024 của Văn phòng Thường trực Ủy ban sông Mê Công Việt Nam:
Trên cơ sở kết quả dự báo dòng chảy về Đồng bằng sông Cửu Long và dự báo triều tháng 01/2024, đường ranh mặn 1g/l vào sâu nhất trên sông Vàm Cỏ Tây dự kiến vào sâu hơn từ 10-15 km so với TBNN và sâu hơn so với xâm nhập mặn cùng kỳ tháng 01/2023 từ 5-12 km. Tương tự đường ranh mặn 4 g/l vào sâu hơn so với TBNN từ 6 - 24km và ít hơn so với tháng 01/2020 từ 9 – 13 km.
Theo như các phân tích ở trên, nền dòng chảy mùa khô năm 2024 đã tiếp tục suy giảm, từ thời gian này mặn sẽ xâm nhập mạnh hơn vào trong nội đồng. Mặn xâm nhập sâu nhất sẽ diễn ra trong khoảng từ ngày 13-16 trong tháng 1/2024 do đó các khu vực thường xuyên bị ảnh hưởng mặn cần theo sát các thông tin giám sát mặn và các bản tin dự báo xâm nhập mặn để vận hành công trình ngăn mặn phù hợp tranh thủ lấy nước trữ vào trong hệ thống kênh rạch. Các huyện thường xuyên bị nhiễm mặn bao gồm: Tân Trụ, Bến Lức, Thủ Thừa, Cần Đước, Cần Giuộc, Thạnh Hóa và Tp. Tân An.
Do nguồn nước về sẽ ngày càng khan hiếm hơn trong mùa khô, các địa phương cần có kế hoạch lấy nước luân phiên trên các sông, kênh nhằm tránh hiện tượng cạn kiệt cục bộ, dẫn đến xâm nhập mặn có thể sâu hơn.
Theo bản tin Đài Khí tượng Thuỷ văn tỉnh Long An về dự báo, cảnh báo thời tiết 10 ngày đầu tháng 01 (từ ngày 11 đến 18/01/2024):
Độ mặn lớn nhất tại các trạm xuất hiện chủ yếu vào nửa đầu tuần, ở mức xấp xỉ hoặc lớn hơn so với cùng kỳ năm 2023 và TBNN.
Dự báo độ mặn cao nhất thấp nhất tại các trạm vùng cửa sông Long An như sau:
Trạm | Khoảng cách đến cửa sông | Sông | Đặc trưng | Ngày | S (g/l) | So với cùng kỳ 2023 |
Cầu Nổi | 20 | Vàm Cỏ | Smax | 14/1 | 9.7 | Cao hơn 1.2 %o |
| | | Smin | 18/1 | 3.7 | Cao hơn 0.6 %o |
Bến Lức | 67 | Vàm Cỏ Đông | Smax | 14/1 | 0.8 | Cao hơn 0.2%o |
| | | Smin | 18/1 | 0.2 | Xấp xỉ |
Xuân Khánh | 95 | Vàm Cỏ Đông | Smax | 14/1 | 0.0 | Xấp xỉ |
| | | Smin | 18/1 | 0.0 | Xấp xỉ |
Tân An | 80 | Vàm Cỏ Tây | Smax | 14/1 | 0.2 | Xấp xỉ |
| | | Smin | 18/1 | 0.1 | Xấp xỉ |
Tuyên Nhơn | 120 | Vàm Cỏ Tây | Smax | 14/1 | 0.0 | Xấp xỉ |
| | | Smin | 18/1 | 0.0 | Xấp xỉ |
Ranh giới độ 4 g/l xâm nhập sâu vào nội đồng hơn 34km ở Vàm Cỏ (xã Tân Ân, huyện Cần Đước; xã Thuận Mỹ, huyện Châu Thành).
Ranh giới độ mặn 1 g/l xâm nhập sâu vào nội đồng hơn 50 km ở Vàm Cỏ Tây (xã Phước Tân Hưng, huyện Châu Thành; Xã Đức Tân, huyện Tân Trụ), hơn 55km ở sông Vàm Cỏ Đông (Nhựt Chánh, huyện Bến Lức).
Dự báo nguồn nước:
- Khu vực huyện Cần Đước không lấy được nước ngọt kể cả vào lúc triều thấp.
Khu vực Bến Lức có thể lấy nước lúc chân triều thấp, Tân An trở lên có thể lấy nước bình thường.
3. Kết luận, kiến nghị
Để chủ động phòng ngừa và có các giải pháp ứng phó kịp thời, hiệu quả với tình hình hạn, xâm nhập mặn có khả năng xảy ra gay gắt trong mùa khô 2023- 2024, đảm bảo cung cấp nguồn nước ngọt phục vụ sản xuất nông nghiệp vụ Đông Xuân 2023-2024 và dân sinh an toàn, hạn chế tình trạng thiếu hụt nguồn nước nghiêm trọng tương tự như mùa khô 2019-2020 và 2015-2016 trong hệ thống công trình thủy lợi.
Đề nghị Trung tâm Quản lý Khai thác công trình Thủy lợi Long An phối hợp với Phòng Nông nghiệp và PTNT, Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp các huyện phía Nam và thành phố Tân An thường xuyên theo dõi diễn biến độ mặn và xây dựng kế hoạch vận hành các cống đầu mối hợp lý, kiểm tra và có kế hoạch xử lý triệt để các cửa cống bị rò rỉ để phủ bạt, thay thế các ron cửa cống bị hư hỏng để tránh tình trạng nước mặn xâm nhập vào bên trong nội đồng nhằm đảm bảo nguồn nước tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp và cấp nước sinh hoạt cho người dân.
Đề nghị UBND các huyện phía Nam và thành phố Tân An chỉ đạo các cơ quan chuyên môn ở địa phương thường xuyên theo dõi, cập nhật tình hình chất lượng nước trên website Phòng, chống thiên tai của tỉnh (http://pctt.longan.gov.vn), hoặc fanpage: https://www.facebook.com/ThongtinPCTTLongAn và trên các bản tin dự báo, cảnh báo về nguồn nước, xâm nhập mặn của cơ quan chuyên môn về Khí tượng Thủy văn như: Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia (http://www.nchmf.gov.vn), Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam (http://www.siwrr.org.vn), Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Long An để kịp thời thông tin, tuyên truyền rộng rãi đến người dân trên các đài truyền thanh huyện, xã về tình hình chất lượng nguồn nước trên các tuyến sông và trong nội đồng, đồng thời khuyến cáo người dân không lấy nước ở các khu vực đã bị nhiễm mặn; tranh thủ lấy nước, tích trữ nước vào ao, đồng ruộng, các trang thiết bị có thể trữ nước (bồn chứa, túi chứa nước …) khi nguồn nước còn dồi dào và nước mặn chưa xâm nhập vào các kênh, rạch nội đồng, sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả, tránh lãng phí và làm ô nhiễm nguồn nước nhằm đảm bảo cung cấp đủ nguồn nước tưới phục vụ sản xuất và sinh hoạt an toàn./.